Sáu lý do nên đăng ký nhãn hiệu

Sáu lý do nên đăng ký nhãn hiệu

Ngày đăng: 03/12/2020 10:40 PM

    SÁU LÝ DO ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

    1. BẢO VỆ TÀI SẢN QUÝ GIÁ

    Nhãn hiệu hay thương hiệu là một trong những tài sản quý giá nhất mà doanh nghiệp có, vì tài sản này là một trong những yếu tố có thể làm tăng giá trị tài chính cho chủ sở hữu thương hiệu, mặc dù không phải là duy nhất. Các yếu tố có thể được đưa vào định giá tài sản thương hiệu bao gồm (nhưng không giới hạn): thay đổi thị phần, tỷ suất lợi nhuận, nhận biết của người tiêu dùng về logo và các yếu tố hình ảnh khác, nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng và các yếu tố khác giá trị thương hiệu. Khi một đăng ký nhãn hiệu được xem là một tài sản, nó có thể được dùng để đảm bảo cho việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc có thể dùng để chuyển nhượng/li-xăng cho bên thứ ba.

    2. TRÁNH BỊ MẤT NHÃN HIỆU

    Nhãn hiệu có thể bị đánh cắp một cách vô tình hoặc cố ý bởi đối thủ cạnh tranh, nhà phân phối, hoặc người đầu cơ nhãn hiệu. Người đầu cơ có thể biết về các nhãn hiệu mới chuẩn bị tham gia thị trường của doanh nghiệp qua việc tham dự triển lãm thương mại, qua các phương tiện thông tin đại chúng rồi sau đó tìm cách đăng ký nhãn hiệu tại các thị trường nước ngoài của doanh nghiệp. Họ hy vọng sẽ bán lại các nhãn hiệu này với giá cao cho doanh nghiệp tại các thị trường này. Nếu doanh nghiệp đăng ký trước, doanh nghiệp không chỉ chặn đứng người đầu cơ nhãn hiệu, mà còn thông tin đến các doanh nghiệp khác rằng nhãn hiệu đã được bảo hộ để họ tránh chọn nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp.

    3. NGĂN CHẶN HÀNH VI VI PHẠM

    Đăng ký nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn hành vi vi phạm của bên thứ ba, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu cơ quan chức năng (cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Công an kinh tế, …) xử lý hành vi vi phạm, khởi kiện tại Tòa án trong vụ án dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm của họ làm thiệt hại đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    4. KHÔNG MẤT LÒNG TIN NƠI KHÁCH HÀNG

    Việc không đăng ký nhãn hiệu có thể dẫn đến việc mất lòng tin nơi khách hàng khi xuất hiện các sản phẩm kém chất lượng. Điều này xảy ra khi có bên thứ ba tham gia thị trường và cung cấp các sản phẩm với nhãn hiệu trùng hay tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp. Khi hàng hóa/dịch vụ kém chất lượng, người mua có thể liên tưởng đến các sản phẩm của doanh nghiệp, kết quả dẫn đến giảm sút lòng tin nơi khách hàng và ảnh hưởng đến doanh  thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này sẽ ít xảy ra nếu doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu của mình, bởi vì khi đó các công ty sẽ tránh được vi phạm nhãn hiệu của doanh nghiệp khi họ tra cứu tìm nhãn hiệu mới.

    5. ĐĂNG KÝ ĐỂ BẢO VỆ

    Nhãn hiệu được đăng ký tại Việt Nam cũng như tại các nước có thể coi là biện pháp bảo vệ tốt nhất cho doanh nghiệp khi có hàng hoá tham gia vào thị trường các nước. Việc làm này sẽ tránh việc mất thị trường cho các hàng hóa của doanh nghiệp nhưng với mức chi phí ít tốn kém nhất. Doanh nghiệp có thể đăng ký trước nhãn hiệu và sử dụng trong vòng 5 năm sau khi được đăng ký thì vẫn được pháp luật bảo vệ. Do vậy, với các thị trường tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai, doanh nghiệp có thể ngăn chặn bên khác đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu nếu doanh nghiệp là đơn vị đầu tiên đăng ký. Có được đăng ký trước khi sử dụng, doanh nghiệp gần như được bảo đảm về khả năng độc quyền của doanh nghiệp tại nước đó miễn là doanh nghiệp phải bắt đầu việc sử dụng đối tượng được bảo hộ trước khi bị hủy bỏ do việc không sử dụng trong thời gian qui định.

    6. TRÁNH ĐƯỢC KHIẾU NẠI BỞI CHỦ SỞ HỮU NHÃN HIỆU ĐĂNG KÝ

    Nếu doanh nghiệp không đăng ký nhãn hiệu và nhãn hiệu sử dụng giống hệt hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký của doanh nghiệp khác, doanh nghiệp có thể bị khiếu nại và bị kiện vì hành vi vi phạm độc quyền của doanh nghiệp khác đã đăng ký. Nếu phải thay đổi nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ phải tìm tên mới, thông báo thay đổi tên, tìm nhãn hiệu mới, làm lại thư từ giao dịch, danh thiếp, quảng cáo lại, sửa bảng hiệu và thông báo cho các khách hàng, … rất tốn kém. Do đó, Quý doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ nhãn hiệu dự định sử dụng, kể cả hỏi ý kiến Người đại diện/chuyên gia về sở hữu trí tuệ để tránh các rủi ro không đáng có.


    Để được đăng ký (bảo hộ) nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu phải tiến hành đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ chứ không được bảo hộ tự động, do đó, nếu doanh nghiệp đang có nhãn hiệu mà chưa nộp đơn thì cần phải tiến hành nhanh chóng.

     

    VPLS A.D.V.N là một tổ chức hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, được phụ trách bởi các luật sư, đại diện sở hữu công nghiệp do Cục Sở Hữu Trí Tuệ và Cục Bản Quyền Tác Giả cấp chứng chỉ hoạt động, có thâm niên hành nghề hơn 20 năm, kinh nghiệm chuyên sâu để xử lý hồ sơ đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả,.., cũng như các vấn đề có liên quan đến sở hữu trí tuệ như giám định, giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, môi giới mua bán nhãn hiệu,…

     

    Quý khách có vấn đề cụ thể cần tư vấn, vui lòng liên hệ:

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ A.D.V.N

    Phòng F2&F3, Tòa nhà FOSCO, Số 2 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

    Hotline:  0903 693 301 - Mobile: 0909 393 329 

    Tel: 028 3926 0120, 3926 0125

    Email: advnlaw@gmail.com; vanphongluatsuadvn@gmail.com

    Website: www.advnlaw.vn